top of page

Bản dịch "thô" của tôi về một nghiên cứu xã hội học


Dạo gần đây do quá bận rộn, cộng thêm với việc tôi sẽ có một việc làm part-time trên phố Hàng Bông nên có lẽ tôi sẽ không post bài được thường xuyên như tôi đã định (vào thứ 6 hàng tuần). Có thể phải đến vài tuần tôi mới có một bài viết mới. Hy vọng tôi sẽ cân bằng được việc học và làm thêm sớm nhất có thể để lại quay trở lại với blog!


Đây là một nghiên cứu xã hội học trong quá trình tôi làm bài tập trên lớp khi học môn Nhân học-Xã hội học. Do thấy nghiên cứu rất thú vị, nên tôi đã quyết định dịch toàn bộ báo cáo nghiên cứu (trong vòng 2 buổi tối) và nộp lại cho nhóm trưởng để lấy số liệu làm bài. Tôi cũng lưu lại một bản dịch của mình trong máy và quyết định post lên blog. Vì trình độ dịch của tôi vẫn còn hạn chế nên nếu có chỗ nào tôi dịch chưa được sát nghĩa mong bạn thông cảm và có thể note lại chỗ đó để tôi có thể làm tốt hơn vào lần sau. Tôi cũng sẽ để link gốc ở ngay đây để bạn đọc tiện theo dõi và tìm hiểu thêm thông tin nếu cần


Chúc bạn môt ngày làm việc hiệu quả!


____________________________________________________________________________


Báo cáo nghiên cứu: “Môi trường xã hội và hành vi nguy cơ HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) ở Hà Nội và Thái Nguyên năm 2013”

Tác giả: MC Berry, VF Go, VM Quan, NL Minh, TV Ha, NV Mai, E Sarin, and C Beyrer Department of Epidemiology, Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health, Baltimore, MD, USA Center for Preventive Medicine, Thai Nguyen, Vietnam

Tóm tắt

Ít hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nghiên cứu định tính: “Môi trường xã hội và hành vi nguy cơ trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) ở Hà Nội và Thái Nguyên” đã liên hệ với 4 người cung cấp thông tin và phỏng vấn sâu 30 nam giới ở 2 tỉnh miền Bắc là Hà Nội và Thái Nguyên. Hà Nội đã phát triển một số lượng các mô hình cho nam đồng tính hoạt động xã hội, tiếp cận dịch vụ phòng HIV và thảo luận về các vấn đề sức khỏe của họ. Tuy nhiên ở Thái Nguyên lại thiếu những mô hình “mở” như thế này. Quan hệ tình dục đồng giới vẫn còn được coi là “vết nhơ” theo quan niệm của người dân cả 2 thành phố. Sự kỳ thị này ảnh hưởng đến số lượng bạn tình và hành vi tình dục của những người tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, nam giới thường báo cáo rằng họ có ít giao tiếp giữa những người bạn tình về nguy cơ tình dục. Trong khi sự kỳ thị trong xã hội nói chung rất khó để thay đổi, môi trường xã hội nơi mà các đối tượng nam đồng tính có thể mở rộng giao tiếp sẽ tạo cơ hội phòng ngừa nhiễm HIV và hỗ trợ về mặt xã hội.

Giới thiệu

Các nghiên cứu cho thấy nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng bị thiếu dịch vụ y yế, học hành và có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với nhóm dị tính (Baral, Sifakis, Cleghorn, & Beyrer, 2007; C. Caceres, Konda, Pecheny, Chatterjee, & Lyerla, 2006). Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng cao hơn trong dân số nói chung (Beyrer et al., 2010; Geibel, Tun, Tapsoba, & Kellerman, 2010). Gia tăng tỉ lệ nhiễm HIV thì rất trầm trọng ở những nước mà nhóm MSM phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử (C. F. Caceres, Konda, Segura, & Lyerla, 2008).

Nhóm MSM có tỷ lệ trầm cảm cao hơn, hoảng loạn và căng thẳng tâm lý hơn nhóm nam dị tính, điều này bắt nguồn từ sự kỳ thị (Cochran, Mays, & Sullivan, 2003; Mustanski, Garofalo, Herrick, & Donenberg, 2007), điều này có liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi quan hệ tình dục và nguy cơ của nó thì “không chỉ đơn thuần là những hành vi và suy nghĩ cá nhân của con người đó mà còn là của các nhóm xã hội và dân tộc mà họ thuộc về và những hạn chế về mặt lựa chọn mà họ phải làm để đạt đến mục đích về tình dục, sự lãng mạn, kinh tế và xã hội” (Hobfoll, 1998). Do đó, môi trường xã hội mà nhóm MSM sống có ảnh hưởng đến hành vi và yếu tố nguy cơ lây nhiễm với bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và HIV. Trong bài này, môi trường xã hội bao gồm các yếu tố về mặt cấu trúc hiện có trong môi trường đó nơi mà các cá nhân sống và qua đó hạn chế quyền hạn của họ” (Munoz, Adedimeji, & Alawode, 2010). Môi trường xã hội ở đây có thể được hiểu là nơi mà các yếu tố về xã hội, chính trị, kinh tế và cấu trúc có tương tác với những yếu tố cá nhân.

Hầu hết các nghiên cứu về môi trường xã hội và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV đã được tiến hành ở các nước phương Tây. Tình dục đồng giới thì hợp pháp ở Việt Nam, nhưng tình dục đồng giới nam vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản. Kỳ thị được mô tả như là “một thuộc tính làm mất đi uy tín sâu sắc nằm bên trong một tương tác xã hội” (Goffman, 1963). Khái niệm kỳ thị được phát triển theo thời gian, với việc nhấn mạnh hơn nữa vào giá trị tập thể (Reddy, 2005), môi trường văn hóa xã hội và những động lực về quyền ảnh hưởng đến kỳ thị (Kleinman & Hall-Clifford, 2009). Kỳ thị xảy ra giữa các cá nhân với nhau, giữa người với người và trong các tương tác xã hội hàng ngày (Yang et al., 2007). Các nghiên cứu định tính về nhóm MSM ở Việt Nam đã cho thấy tình dục đồng giới thì bị kỳ thị rất nhiều (Colby, Cao, & Doussantousse, 2004; Nguyen et al., 2008; Vu, Girault, Do, Colby, & Tran, 2008). Các chương trình phòng lây nhiễm HIV, chính phủ và phương tiện truyền thông báo cáo về bệnh dịch thì bỏ qua quan hệ tình dục đồng tính (Colby et al., 2004; Hang et al., 2005; Nguyen et al., 2008). Kết quả là, nhóm MSM ở Việt Nam có xu hướng thiếu hiểu biết về HIV, có các hành vi nguy cơ ở mức độ cao và ít được tiếp cận các chương trình dự phòng HIV và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Ngo et al., 2009).

Thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM ở các thành phố nhỏ và các vùng miền bắc Việt Nam. Hiểu biết đúng đắn về hoàn cảnh của nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam ở những địa phương này sẽ giúp cho nhận thức về các vấn đề sức khỏe có thể được giải quyết thông qua can thiệp. Bài báo dưới đây sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mô tả môi trường xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi nguy cơ tình dục của nhóm MSM ở thủ đô Hà Nội và ở một thành phố nhỏ miền Bắc Việt Nam-Thái Nguyên.

Phương pháp

Chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn chính ở Hà Nội (thủ đô và là thành phố lớn thứ 2 của Việt Nam) và Thái Nguyên (thành phố cách Hà Nội 80km về phía bắc với dân số là 150.000 người). Những người được phỏng vấn chính được chọn từ các tổ chính phi chính phủ (NGOs) mà đã làm việc với nhóm MSM ở Hà Nội và những thành viên của cộng đồng MSM ở Thái Nguyên-nơi mà không có một tổ chức xã hội nào hiện đang làm việc với nhóm MSM. Tiêu chuẩn của những người được phỏng vấn chính bao gồm: 1) đủ 18 tuổi hoặc hơn; 2) cư trú ở Hà Nội hoặc Thái Nguyên; 3) tự nguyện tham gia nghiên cứu. Những đối tượng được phỏng vấn sâu theo những tiêu chuẩn như nhau và ngoài ra còn có :1) là nam giới; 2) được báo cáo là có quan hệ qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với nam trong 12 tháng qua.

Mẫu được chọn theo cách chọn mẫu có chủ đích. Một nhóm gồm 4 điều tra viên được tập huấn đã hỏi những người có quan hệ phức tạp với mạng lưới MSM ở Hà Nội và Thái Nguyên để tìm ra những đối tượng tham gia nghiên cứu. Các đối tượng đại diện cho phạm vi MSM ở 2 thành phố này về tuổi, HIV huyết thanh, tiền sử tiêm chích, công khai nhân dạng tình dục (sexual identity); nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Dữ liệu được thu thập từ tháng 6/2009 đến tháng 8/2009.

Những người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc, sử dụng một hướng dẫn chung về phỏng vấn. ). Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại. Bản sao được dịch sang tiếng Anh và một phần của bản sao đã được dịch lại sang tiếng Việt để kiểm soát chất lượng. Dữ liệu được phân tích bằng Atlas TI (version 6.0). Các chủ đề nổi bật được phát triển bởi 2 điều tra viên (M.B. và E.S.) dựa trên bản dịch tiếng Anh kết hợp với đồng nghiệp tại Hà Nội và Hoa Kỳ. Nghiên cứu này nhận được sự phê duyệt về mặt đạo đức từ trường Y tế công cộng Johns Hopkins và Trung tâm y tế dự phòng Thái Nguyên.

Chú thích thêm của tôi (nguồn Internet)

  1. Phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interviews) là một kỹ thuật thu thập số liệu của nghiên cứu định tính. Phỏng vấn bán cấu trúc dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.

  2. Trường Y tế công cộng Johns Hopkins (Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health) là một nhánh của đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ

Kết quả

Đối tượng tham gia nghiên cứu

Điều tra viên đã phỏng vấn 24 người ở Hà Nội và 10 người ở Thái Nguyên, bao gồm cả 2 người được phỏng vấn chính từ Hà Nội và 2 người phỏng vấn chính từ Thái Nguyên. Tuổi của người tham gia trong các cuộc phỏng vấn sâu nằm trong vùng từ 18-70 tuổi. Tuổi trung bình là 26. Một số đối tượng nghiên cứu-đặc biệt là ở Thái Nguyên không công khai xu hướng tình dục (sexual orientation) của họ với gia đình và/hoặc bạn đồng nghiệp. Nghề nghiệp của người được tham gia gồm có: sinh viên, giáo viên, hướng dẫn viên, người bán hàng, thợ trang điểm, họa sĩ, thương nhân, người mẫu, nhà phát triển tiếp thị, viên chức nhà nước, bác sĩ, kế toán, thợ may, quản lý câu lạc bộ, mại dâm, môi giới, phục vụ disco, nghỉ hưu, thất nghiệp. Các kết quả dưới đây mô tả môi trường xã hội ở Hà Nội và Thái Nguyên đã ảnh hưởng như thế nào đến MSM tìm kiếm bạn tình của họ, các loại đối tác mà họ có và hành vi nguy cơ với các đối tác đó.

Cách nhóm MSM tìm kếm bạn tình nam

Trong số các đối tượng phỏng vấn, cách tìm kiếm bạn tình của họ ở Hà Hội thay đổi và cởi mở hơn so với ở Thái Nguyên. Điều này xuất hiện trong nhóm tình dục đồng giới tại Hà Nội trong khi vẫn còn sự kỳ thị, đã có sự chấp nhận hơn trong cộng đồng dân cư nói chung so với trước và một cộng dồng MSM đã được thành lập. Tiếp cận cộng đồng MSM thì dễ dàng hơn đối với nam giới ở Hà Nội hơn so với nam ở Thái Nguyên, những người tham gia ở đây nói rằng không có địa điểm nào để gặp nhóm MSM

“Nó hoàn toàn khác biệt (ở Hà Nội bây giờ so với trước đây). (Trong quá khứ), nhóm MSM đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản họ có ít cơ hội. Các bạn tình chấp nhận một cách khó khăn. Có ít điểm họp - thiếu nhà trọ, nhà riêng. Nhóm MSM chỉ bí mật quan hệ tình dục trong nhà vệ sinh công cộng. Bây giờ, có nhiều tự do hơn, nhiều nơi gặp gỡ, điều kiện tốt hơn và ít rào cản hơn, và nhu cầu xã hội tăng lên. Điều này dẫn đến nguồn cung tốt. Nhân viên nhà nghỉ đã trông thấy để cảnh mà hai người đàn ông thuê một phòng. Khi điều kiện sống được cải thiện, nhiều người có nhà ở, khiến họ có điều kiện tốt hơn. Hơn nữa, quán bar và quán café đang nở rộ.” Người quản lý câu lạc bộ MSM 42 tuổi, Hà Nội.

Các hồ xung quanh Hà Nội về lịch sử là những địa điểm du dịch nổi tiếng để tìm kiếm bạn tình, nhưng những địa điểm thay đổi đã trở nên sẵn có. Đối tượng nghiên cứu nói rằng họ tìm bạn tình ở những địa điểm tập thể dục thể thao, ví dụ như công viên, câu lạc bộ MSM thân thiện, và công viên thông qua Internet và điện thoại. Tuy nhiên, sự gia tăng việc chấp nhận hành vi quan hệ tình dục đồng giới thì không được tìm thấy trên tất cả các mạng xã hội ở Hà Nội. Các đối tượng có địa vị cao, tuổi già và có vợ thì ít có khả năng công khai tính dục (sexuality) của họ và tìm kiếm bạn tình trong các địa điểm thân thiện với MSM.

Đối lập với Hà Nội, không có một địa điểm về tập luyện thể thao nào ở Thái Nguyên được báo cáo. Bởi vì mạng lưới xã hội nhỏ và tính kỳ thị cao đã chống lại nhóm MSM ở Thái Nguyên., một số MSM đã đến Hà Nội để tìm bạn tình. Nỗi sợ về việc vô tình để lộ xu hướng tình dục của họ với cộng đồng tại địa phương ảnh hưởng đến việc nam giới liên kết với bạn tình của họ như thế nào, bao gồm cả việc dùng điện thoại chứ không phải là các email có thể theo dõi được.

Người dân ở thị trấn nhỏ này, hiểu biết và giáo dục của họ quá thấp. Mọi người nhìn vào tôi, khám phá tôi (như một người đồng tính) và sau đó họ xem tôi với đôi mắt rẻ tiền. [Nhìn xuống tôi]. Mặc dù trước đó, họ tôn trọng tôi, nhưng khi họ biết rằng tôi như vậy thì họ coi tôi không là gì cả ... Nó không giống như ở một thành phố lớn. Con người (ở các thành phố lớn) khác nhau vì họ đã tiếp xúc với (MSM) nên quan điểm của họ khác nhau. Họ hiểu chúng tôi như thế nào ". Người bán hàng 22 tuổi, Thái Nguyên.

Tại Thái Nguyên Do thiếu cơ sở vật chất, người tham gia có xu hướng tìm bạn tình thông qua bạn bè và trên Internet. Đối với sinh viên đại học, các phòng chat theo chủ đề MSM và các trang web là cách dễ dàng nhất để tiếp cận cộng đồng MSM ở Thái Nguyên. Những người MSM ở Thái Nguyên cũng tìm người đàn ông khác thông qua các trang web hẹn hò chung bởi tên người dùng cho biết họ là gay.

Tóm lại, sự kỳ thị đã được báo cáo là có ảnh hưởng đến nơi mà MSM tìm đối tác ở cả Hà Nội và Thái Nguyên, nhưng ảnh hưởng của sự kỳ thị đối với lựa chọn bạn tình diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở Thái Nguyên, nơi mà nam giới thường xuyên phải tìm kiếm qua mạng hoặc đến một thành phố lớn để gặp gỡ những người MSM khác. Môi trường xã hội ở Hà Nội đã cho phép MSM tìm bạn tình, khám phá nhân dạng tình dục của họ, và tìm thấy sự chấp nhận. Điều này dường như đã cho phép sự phát triển của địa điểm thân thiện với người đồng tính ở Hà Nội.

Vai trò của các câu lạc bộ xã hội về MSM đối với cuộc sống của họ

Địa điểm hoạt động của MSM không chỉ là nơi để tìm kiếm bạn tình mà còn để khám phá về nhân dạng tình dục của một người. Các câu lạc bộ MSM thường cung cấp các tài liệu dự phòng HIV, bao gồm các tờ rơi thông tin, chất bôi trơn và bao cao su. Nam giới ở Hà Nội cho biết đang kết nối với MSM khác theo cách có tổ chức tại các câu lạc bộ thân thiện với đồng tính đã cho phép họ nói chuyện với nhau về HIV và việc phòng ngừa.

"Một lần, tôi không biết bao cao su là gì. Sau đó, tôi đã đi đến địa điểm này hoặc đến câu lạc bộ, nghe thông tin sức khỏe. Sau đó tôi biết rằng bắt buộc phải sử dụng bao cao su. Tôi thấy rằng nhiều người bây giờ cung cấp miễn phí bao cao su và bôi trơn tại các công viên và câu lạc bộ ". Thợ may 28 tuổi, Hà Nội.

Khả năng nói chuyện cởi mở về sức khoẻ tình dục và giới thiệu về giáo dục sức khoẻ định hướng MSM dường như đã trao quyền cho nam giới để tự bảo vệ mình chống lại nguy cơ tình dục. Một số nam giới ở Hà Nội báo cáo hành nghề tình dục an toàn và cho thấy mức độ hiểu biết và tính tự cung cấp cao về sử dụng bao cao su và chất bôi trơn. Những người đàn ông thường kết nối tốt với cộng đồng đồng tính địa phương, đặc biệt là thông qua các câu lạc bộ MSM. MSM ở Thái Nguyên ít cởi mở, vì sợ bị kỳ thị cái mà đã ngăn cản một cộng đồng gắn bó được hình thành.

"Nếu chúng tôi không công bố tình trạng của chúng tôi, tôi không nghĩ chúng ta sẽ gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Khó khăn duy nhất là khi ai đó muốn gặp một đối tác. Tôi không có nhiều liên hệ với cộng đồng và với vòng tròn MSM ". Sinh viên 22 tuổi, Thái Nguyên

Dân cư ở Thái Nguyên, một số người quen thuộc với cộng đồng MSM ở Hà Nội, nói rằng không có một địa điểm nào tương tự để thảo luận tính dục và dự phòng HIV ở thị trấn của họ. Kết quả là, thông điệp dự phòng HIV không phổ biến ở cộng đồng này và trong khi bao cao su đến gần với các cửa hàng dược địa phương, nỗi sợ bị kỳ thị đã ngăn cản nhiều người tham gia tiếp cận với các dịch vụ này.

"Mọi người (ở đây) cũng không biết làm thế nào để ngăn ngừa lây nhiễm ... Ở đây không có câu lạc bộ như ở Hà Nội. Nếu có những câu lạc bộ như vậy, mọi người sẽ có cơ hội để có được nhiều hơn thông tin về (tình dục đồng giới), về cách bảo vệ và phòng ngừa. Ở đây, nếu bạn muốn có bao cao su, bạn phải đi đến cửa hàng để mua. Tại Hà Nội, tôi thấy các câu lạc bộ cung cấp bao cao su miễn phí. Họ có một nhóm giáo dục sức khoẻ làm việc, phát tờ rơi. Ở đây tôi thấy rằng nó giống như một thế giới ngầm, bị tách rời. Họ không có địa chỉ tư vấn bất cứ khi nào họ có khó khăn ". Thầy giáo 24 tuổi, Thái Nguyên.

Như vậy, những phát hiện của chúng tôi cho thấy sự cởi mở của cộng đồng MSM ở Hà Nội đã dẫn đến sự tăng dịch vụ dự phòng HIV thông qua các câu lạc bộ MSM. Các câu lạc bộ này đã ảnh hưởng đến loại hành vi nguy cơ của nam giới-người mà có thể tiếp cận các dịch vụ đó.

Hành vi nguy cơ

Ở cả Hà Nội và Thái Nguyên, hành vi tình dục nguy hiểm đang phổ biến và các đối tượng có xu hướng thiếu sự tuyên truyền về phòng chống HIV và sử dụng bao cao su không phù hợp. Sử dụng bao cao su bị ảnh hưởng bởi mức độ cởi mở - những người tham gia nghiên cứu “kín” cảm thấy khó chịu khi mang theo bao cao su, và những đã kết hôn sợ bị bắt nếu giữ bao cao su.

Những người nam MSM cởi mở và người nam có mối quan hệ tốt với cộng đồng MSM nói rằng họ nhiều quyền lợi hơn trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV và thường có hiểu biết hơn về con đường lây truyền HIV.

Người dân Thái Nguyên có khuynh hướng cảm thấy ít nguy cơ lây nhiễm HIV so với Hà Nội. Nhưng nam giới ở cả hai nhóm đều lo ngại về nguy cơ tình dục không được bảo vệ. Những người tham gia ở Thái Nguyên báo cáo rằng họ ít thông tin về nguy cơ tình dục, được cho là do thiếu một cộng đồng MSM kết nối. Như vậy, dường như bất kể vị trí địa lý, có quan hệ xã hội với MSM khác cho phép đàn ông nói chuyện về nguy cơ quan hệ tình dục, từ đó khuyến khích họ sử dụng các tài liệu hướng dẫn dự phòng HIV.

Mô tả và số lượng các đối tác nam

Ở cả Thái Nguyên và Hà Nội, sự kỳ thị liên quan đến MSM ảnh hưởng đến khả năng MSM tìm thấy bạn tình và ảnh hưởng đến sự lựa chọn bạn tình của họ, theo những người tham gia. Tại Thái Nguyên, nam mại dâm nam ít nhìn thấy được, trong khi ngành công nghiệp mại dâm ở Hà Nội rộng lớn hơn và có thể được tiếp cận bằng cách sử dụng internet và đi môi giới được gọi là "má mì." Người làm mại dâm được cung cấp tên giả: những người tham gia hoạt động mại dâm thường nói rằng khách hàng của họ là thường kết hôn và / hoặc có công ăn việc làm cao. Sự hiện diện của các địa điểm thân thiện với MSM cũng cho phép một số MSM từ Hà Nội có một số lượng lớn bạn tình hơn bình thường được báo cáo bởi những người tại Thái Nguyên.

Sự kỳ thị ảnh hưởng đến số lượng bạn tình của nam giới ở Hà Nội, nhưng sự kỳ thị này không ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia nghiên cứu theo cách giống nhau. Sợ hãi về những chuyện “ngồi lê đôi mách” và kỳ thị khiến nhiều MSM ở Hà Nội cấm đoán nhu cầu tình dục của họ.

"Khoảng 6-7 năm trước (lần cuối cùng tôi có quan hệ tình dục với một người đàn ông). Tôi đã đau khổ và chịu đựng rất nhiều và mọi thứ đã trôi qua. Trên thực tế, tôi từng có bạn tình là nam giới trẻ tuổi. Nhưng tôi đã dừng lại vì gia đình tôi; Mẹ tôi đã từng cảnh báo tôi không nên hẹn hò với những người đàn ông "dâm đãng", điều đó sẽ mang lại tiếng xấu cho gia đình tôi. "48 tuổi, nam thất nghiệp, Hà Nội.

Tại Thái Nguyên,thậm chí tỷ lệ các đối tượng tham gia nghiên cứu còn cao hơn cho biết họ hiếm khi quan hệ tình dục đồng giới, bất chấp xu hướng tình dục của họ. Một quan chức chính phủ Thái Nguyên nói ông không tương tác công khai với nam giới bị nghi ngờ là MSM, bởi vì ông lo lắng rằng đồng nghiệp của ông cũng nghĩ anh ta là gay. Ông nói ông chỉ gặp bạn tình ở nhà mình hoặc một nơi riêng tư khác, và đôi khi bị bạn bè gây áp lực để có bạn tình là nữ.

Các đối tượng từ Hà Nội và Thái Nguyên cho biết, nam giới mà có vẻ ngoài nữ tính và thường là những người cởi mở với MSM thì công khai được gọi là "bóng lộ", nghĩa đen là "bóng mở" và nam giới nam giới thường không công khai MSM là "bóng kín" (nghĩa đen nghĩa là "Bóng ẩn"). Theo những người tham gia Các định nghĩa khác cho MSM, đặc biệt ở Hà Nội, cũng được sử dụng bởi cả hai kiểu MSM và trong cộng đồng nói chung. Những từ tiếng Anh "MSM" Và "gay" đôi khi được sử dụng, mặc dù số ít người nói "gay" là thường được sử dụng để mô tả những người nam tính “ẻo lả”. Báo chí, theo người được phỏng vấn, sử dụng từ "đồng tính luyến ái" như là phiên bản tiếng Việt của chữ "gay." Những người tham gia thường nói rằng họ muốn các đối tác của họ trở nên nam tính trong hành vi của họ, một phần bởi vì họ bị thu hút bởi những người đàn ông như vậy, nhưng cũng bởi vì họ sợ kết hợp công khai với người đồng tính.

“Nếu một người đàn ông “ẻo lả” đến gặp tôi, tôi chỉ gặp và uống với anh ấy. Tôi không quan hệ tình dục với những người đàn ông như vậy. Nếu tôi làm, nó được chấp nhận một cách dễ dàng. Tôi có quan hệ tình dục với những người thực sự lịch sự và đàn ông. Những người khác vẫn nghĩ rằng chúng ta chỉ có thuần túy tình bạn bình thường. Họ sẽ không bao giờ biết. "Sinh viên 23 tuổi, Thái Nguyên.

Tuy nhiên, “bóng kín” cũng có xu hướng ít liên kết với cộng đồng MSM. Một người Hà Nội nói rằng bị ép buộc bởi những áp lực xã hội nhằm giấu đi nhân dạng tình dục của một người sẽ giới hạn khả năng của cộng đồng MSM tổ chức và cũng làm họ cảm thấy xu hướng tình dục của họ là vô đạo đức.

"Cảm xúc không phải là một vấn đề đối với “bóng lộ”, nhưng là vấn đề của “bóng kín”. Họ những từ “bóng” phải đối mặt với rất nhiều cuộc đấu tranh nội tâm. Đang yêu và quan hệ tình dục được cho là những điều bình thường trong cuộc sống của một người, nhưng họ những người “bóng” phải che giấu hành vi và cảm xúc của họ, như thể họ đang làm điều gì đó tội lỗi. Là một người, họ sống với hai khuôn mặt trong hai thế giới hoàn toàn khác biệt. "28 tuổi, doanh nhân, Hà Nội.

Do đó, dường như sự kỳ thị không chỉ ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ của MSM, mà còn ảnh hưởng đến kiểu đối tác và số lượng đối tác của họ.

Bàn luận

Nghiên cứu này bổ sung thông tin có giá trị về nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM ở miền Bắc Việt Nam. Kỳ thị khác nhau ở bối cảnh, nhưng có ở cả khu vực đô thị và nông thôn, và ảnh hưởng tiêu cực. Hành vi nguy cơ giữa MSM và tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV. MSM ở miền Bắc Việt Nam cần nhiều địa điểm hơn, nơi họ có thể nói chuyện công khai với các MSM khác. Những người đàn ông tham dự các địa điểm thân thiện với MSM thường nhận được sự giáo dục và phòng ngừa lây nhiễm HIV, và có thể thảo luận về dự phòng HIV với nam giới khác. Tuy nhiên, nam giới sẽ tiếp tục đối mặt với kỳ thị trong cộng đồng lớn hơn trừ khi các biện pháp can thiệp ở cộng đồng được phát triển để giảm sự phân biệt đối xử.

Nghiên cứu của chúng tôi tồn tại một số hạn chế. Những người tham gia không phải chọn ngẫu nhiên lấy mẫu, nhưng được chọn qua liên hệ, vì vậy MSM với các mạng xã hội rộng lớn có nhiều khả năng lựa chọn hơn . Người hành nghề mại dâm và người sử dụng ma túy đã lấy mẫu theo mục tiêu, vì vậy nghiên cứu không phải là đại diện MSM ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, chọn mẫu có chủ đích các nhà nghiên cứu phỏng vấn một nhóm MSM đa dạng.

Sự khác biệt trong môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi của nhóm MSM ở Thái Nguyên và Hà Nội. Giáo dục về việc phòng tránh và các can thiệp khác phải tính đến những khác biệt này. Ở Hà Nội, các mạng lưới hỗ trợ xã hội tồn tại cho một số MSM, nhưng những người không phải là gay công khai bị giới hạn khả năng của họ để nhận được hỗ trợ về giáo dục và cảm xúc từ những người cùng địa vị. Các mạng lưới hỗ trợ xã hội mở thì không tồn tại cho MSM ở Thái Nguyên. Điều này tạo thêm một rào cản để tiếp cận các hoạt động ở các thành phố nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, vì những nỗ lực phòng ngừa không thể phối hợp được với địa điểm gay. Tuy nhiên, nam giới gio tiếp với những người khác Thái Nguyên thông qua bạn bè và Internet, do đó, thị trường có thể được sử dụng đi xa hơn. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản rõ ràng đối với các hành vi dự phòng HIV trong số những người tham gia nghiên cứu. Cần nhiều công việc hơn để giảm tình trạng kỳ thị trong cộng đồng rộng lớn và để cung cấp các chiến lược cho nhóm MSM nhằm giải quyết sự kỳ thị và đương đầu với sự kỳ thị.

Danh mục tài liệu tham khảo

  1. Baral S, Sifakis F, Cleghorn F, Beyrer C. Elevated risk for HIV infection among men who have sex with men in low- and middle-income countries 2000–2006: A systematic review. PLoS Medicine. 2007; 4(12):e339. [PubMed: 18052602]

  2. Beyrer C, Baral SD, Walker D, Wirtz AL, Johns B, Sifakis F. The expanding epidemics of HIV type 1 among men who have sex with men in low- and middle-income countries: Diversity and consistency. Epidemiologic Reviews. 2010; 32(1):137–151. [PubMed: 20573756]

  3. Caceres C, Konda K, Pecheny M, Chatterjee A, Lyerla R. Estimating the number of men who have sex with men in low and middle income countries. Sexually Transmitted Infections. 2006; 82(Suppl 3):iii3–9. [PubMed: 16735290]

  4. Caceres CF, Konda K, Segura ER, Lyerla R. Epidemiology of male same-sex behaviour and associated sexual health indicators in low- and middle-income countries: 2003–2007 estimates. Sexually Transmitted Infections. 2008; 84(Suppl 1):i49–i56. [PubMed: 18647866]

  5. Cochran SD, Mays VM, Sullivan JG. Prevalence of mental disorders, psychological distress, and mental health services use among lesbian, gay, and bisexual adults in the united states. Journal of Consulting and Clinical Psychology. 2003; 71(1):53–61. [PubMed: 12602425]

  6. Colby D, Cao NH, Doussantousse S. Men who have sex with men and HIV in vietnam: A review. AIDS Education and Prevention: Official Publication of the International Society for AIDS Education. 2004; 16(1):45–54. [PubMed: 15058710]

  7. Geibel S, Tun W, Tapsoba P, Kellerman S. HIV vulnerability of men who have sex with men in developing countries: Horizons studies, 2001–2008. Public Health Reports (Washington, DC: 1974). 2010; 125(2):316–324.

  8. Goffman, E. Stigma: Notes on the management of spoiled identity Englewood Cliffs. New Jersey: Prentice-Hall; 1963.

  9. Goodreau SM, Golden MR. Biological and demographic causes of high HIV and sexually transmitted disease prevalence in men who have sex with men. Sexually Transmitted Infections. 2007; 83(6): 458–462. [PubMed: 17855487]

  10. Hang TXL, Nguyen AT, Nguyen AP, Nguyen NNT. Formative assessment of men having sex with men in can tho province, vietnam. Hanoi, Vietnam: Family Health International. 2005

  11. Hobfoll SE. Ecology, community, and AIDS prevention. American Journal of Community Psychology.

  12. 1998; 26(1):133–144. [PubMed: 9574501]

  13. Kleinman A, Hall-Clifford R. Stigma: A social, cultural and moral process. Journal of Epidemiology and Community Health. 2009; 63(6):418–419. [PubMed: 19439576]

  14. Munoz J, Adedimeji A, Alawode O. ‘They bring AIDS to us and say we give it to them’: Socio- structural context of female sex workers’ vulnerability to HIV infection in ibadan, nigeria. SAHARA J: Journal of Social Aspects of HIV/AIDS Research Alliance/SAHARA, Human Sciences Research Council. 2010; 7(2):52–61.

  15. Mustanski B, Garofalo R, Herrick A, Donenberg G. Psychosocial health problems increase risk for HIV among urban young men who have sex with men: Preliminary evidence of a syndemic in need of attention. Annals of Behavioral Medicine: A Publication of the Society of Behavioral Medicine. 2007; 34(1):37–45. [PubMed: 17688395]

  16. Ngo DA, Ross MW, Phan H, Ratliff EA, Trinh T, Sherburne L. Male homosexual identities, relationships, and practices among young men who have sex with men in vietnam: Implications for HIV prevention. AIDS Education and Prevention: Official Publication of the International Society for AIDS Education. 2009; 21(3):251–265. [PubMed: 19519239]

  17. Nguyen TA, Nguyen HT, Le GT, Detels R. Prevalence and risk factors associated with HIV infection among men having sex with men in ho chi minh city, vietnam. AIDS and Behavior. 2008; 12(3): 476–482. [PubMed: 17594139]

  18. Reddy G. Geographies of contagion: Hijras, kothis, and the politics of sexual marginality in hyderabad. Anthropology and Medicine. 2005; 12(3):255–270. [PubMed: 26873670]

  19. Rhodes T, Singer M, Bourgois P, Friedman SR, Strathdee SA. The social structural production of HIV risk among injecting drug users. Social Science & Medicine (1982). 2005; 61(5):1026–1044. [PubMed: 15955404]

  20. Vu BN, Girault P, Do BV, Colby D, Tran LT. Male sexuality in vietnam: The case of male-to-male sex.

  21. Sexual Health. 2008; 5(1):83–88. [PubMed: 18361860]

  22. Yang LH, Kleinman A, Link BG, Phelan JC, Lee S, Good B. Culture and stigma: Adding moral experience to stigma theory. Social Science & Medicine (1982). 2007; 64(7):1524–1535. [PubMed: 17188411]

bottom of page